Back to main page

Hân hạnh giới thiệu CD album chủ đề

TỰ KHÚC THỤY MI - NHỮNG VẾT CHÙNG
Phát hành tháng 11 năm 2004

 







[ORDER CD ALBUM]    



CD Album - $12.00 USD
Cước Phí -   $5.00 USD ( US Only)

     
Ngoài Hoa Kỳ (US) hoặc mua số nhiều,
Email liên lạc Thụy Mi thuymi@thuymi.com
. . : :   C ả m T á c   : : . .
 


Return To Music

By AzianPoet

In a world of advancing technology and efficiency, benefits and profits that materialize in one's mind can sometimes be mistaken to be the capital concern of one's life. Hearts are forgotten and sentiments are betrayed for a more insensitive surface. It's only human that we need each other yet too often do we rest upon each other no different from rocks placed upon sand: oblivious of each other's caress.

Music is an invitation to go beyond the callous skin and return to the stream of one's blood. All our blood runs red and so in our depths still lays a fiery passion. It is passion that stretches this world beyond the colors of black and white. Ah! But there is a danger in such extravagance--for the numerous colors can frequently promise as deep a wound. Have we been too timid to stake ourselves to that risk? The extent of our refrain speaks out in music that has fallen short of the musician and poetry that has forgotten the poet. In an atmosphere almost bereft of feelings, does not the heart beat in a neglected anguish? So it is the job of sentimental souls to return us to that swirl of our emotions and give us a dance to waltz to--even if the dance is solitary in person, at least the spirit will have been embraced by its melody!

Imagine a winter night (Dem Dong) at a smoky bar, where in the misty room, dreams and remorse collides in a vague emptiness. The cool voice of a singer on the platform reaches beyond the indifferent, lingering fog to speak in soft melodies into our ears. The secrets of a fragile heart that has scathed through the roads of life is disclosed, a secret very well our own since we all surely have toiled (Nhung Vet Chung). Jazzy melodies, always at will in being mellow, turns the lament of a song into an accepting sadness and steals us away from the every day world...giving us exclusive access to a heart that has learnt to speak amidst the rain and heat of reality. The banal questions of life dissipates into the shadow as the lyric echoes in deliberate exaggerated beats across the room, beckoning us to pause and give halt to the struggle of the mind. Suddenly, our consciousness submerges into our awaiting heart, waking an emotion that is at once sorrowful and comforted. This bar imagined is now in existent for you and I. With privilege to take seat, we are gathered in the heart of Thuy Mi and her music, the caressing language of a caged nightingale. She opens the door to her sentiments through her songs and the bird escapes into our spirits. We are given realization that even a voice can bind us back with its gentle pleas (Niu Lay Doi Nhau).

Like a window kept slightly ajar, my ears open to the music of Thuy Mi and my soul shivers tenderly to the gentle draft of its message. The evening returns like a forsaken reminiscent—vaguely reminding a sky full of gray memories. Upon listening to Chieu Dong (Winter Evening), the words slowly draw out a distant past and a sorrow awakens from the heart, emerging out of days thought to have been forgotten. But before the glum of past dreams inspire too deep a wound, the melody softens and assuages the suffocation of such sentiments, turning the recollection into a lullaby. With the heart being requited through the caress of such notes, regrets are no longer irreconcilable and feelings grow to accept that there is still a need to cling onto the essence of each other. Leading into the next track, the piano intones a series of mellow beats as the jazzy voice of Thanh Ha sings a cool plea towards the listener, Niu Lay Doi Nhau. Her voice ascends and descends—like a song of passion, full of hopes, expectations, and then sudden disappointments. There are seconds in which the melody of the piano seems to stroll away nonchalantly--as though life’s changes are oblivious of the hearts it desert--and the singer calls us back, beseeching an embrace to warm each other amidst the neglect of the world. The cool voice of a jazz melody rises and falls, then balances out in even notes to leave us in space with a comfortable feeling.

Thuy Mi’s music is unique in that it remains very easy to listen to despite the lyrics being very sorrowful or full of remorse. Her implementation of the jazz melodies makes the pain of her words less inflicting and one’s spirit broadens and becomes harmonized in her sentimental observations of nature.

In Nhung Vet Chung, the song which her CD is taken after, I feel as if Autumn is shaking its last few leaves and the soft wind touches upon a personal sadness that no one else can understand. The introductory classical guitar moves in its own vein and continues throughout the song, improvising almost individual from the singer. One imagines that the guitarist and the singer have their faces turned from each other (each locked in their own sorrow) expressing something very intimate—too intimate, it seems to move the world of loved ones into an unreachable separation. Thuy Mi’s light voice stretches the words of each line to further give this sense of distance. Yet from both the guitar and the singer, personal sadness mingles to manifest the same theme, a theme that speaks to the audience. Perhaps in the depths of all of us, there exist the scars that our walks of life have imprinted, the scars that time cannot wear away, called Nhung Vet Chung.

Return to Music
If you should less remember that we have love,
And seasons' garments fade beyond the mind's time.
My heart is a song that has touched you dear.
I beg your sweet tongue, "Remember our words!"
and kiss this tune which for you have lived;
Drink this sad melody which my anguish have learned

...Sweetheart it is me,
and my life who awaits your return.

Azianpoet
(Source: Vim-Online)
   


Những vết chùng

Hoang Thao

Ca hát là một hình thức bộc lộ cảm xúc hoang sơ và dữ dội nhất nếu người hát trút hết hồn mình trong thanh âm. Và vì thế, lắng nghe tiếng hát cảm xúc của ai đôi khi lại giống như việc nhìn trộm qua lỗ khóa tâm hồn của một người rồi hốt hoảng nhận ra chính mình cũng đang hiện diện trong chính cái nơi khuất lấp đó. Ðó chính là sự đồng cảm và giao hòa.

Em vẫn đó tôi một đời hối tội / Em hiền lành, tôi quỷ dữ trần gian / Trong tiếng nấc, em nghẹn ngào không nói / Tôi cúi đầu day dứt cuộc tình đau -- (Em vẫn đó)

Sự giao hòa đáng sợ! Bạn có nhận ra mình trong ký ức vừa vụt hiện kia? Cái còn lại sau một chặng đời đã đi qua dường như chỉ là một nỗi trống vắng mênh mông rót tràn miệng cốc cô đơn. Bao nhiêu rượu cũng không pha loãng được khối chán chường đặc quánh. Nỗi chán chường không tan trong giai điệu u uất của tiếng hát.

Cố níu bức tranh cuộc đời / Vung tay vẽ đôi vòng cuồng / Vụng về bao vết loang điên / Mệt nhoài thân xác miên man -- (Chán)

Ca khúc bộc lộ chính những trải nghiệm của đời riêng là thứ âm nhạc áp đảo. Tiếng hát phóng thích những tâm sự ra khỏi lồng ngực thành những sinh vật có nanh vuốt, bay nhảy, cào cấu vào tiềm thức người nghe, buộc họ phải nhớ những điều muốn quên, phải bày tỏ những điều muốn che giấu.

Có một chặng đời cuồng điên lầm lỡ / Rao bán yêu thương, đốt cháy linh hồn / Con thiêu thân mù quáng / Nhóm lửa cuộc tình, Ta đốt đời ta -- (Những vết chùng)

Những lời hát gần như lời tự thú ấy rốt cuộc lại càng khiến người nghe thêm đau nỗi khát khao thú tội của chính mình. Tác giả tâm sự nhưng không hề giãi bày, nêu câu hỏi nhưng chẳng trả lời, buộc ta tự vấn bằng chính những hồi ức vụn vỡ, mờ nhạt, xa xăm, ẩn hiện. Những mảnh lập thể hồi vọng giữa âm nhạc và cảm xúc ấy là ấn tượng đọng lại của "Những Vết Chùng" - CD đầu tay của một tác giả nữ mang tên Thụy Mi mới xuất hiện trong làng nhạc hải ngoại.

Có một chặng đời, chờ nhau vật vã / Ai đứng bên kia, vướng mắc nợ người / Ta bên này rệu rã, trĩu nặng gánh đời / Câu hứa phai phôi -- (Những vết chùng)

Một tác giả nữ mà đau đời đến vậy? Những tâm sự này đâu phải chỉ mình cô riêng mang? Mười tự khúc trong CD của Thụy Mi, qua các giọng ca Tuấn Ngọc, Thanh Hà, Nguyên Khang, Diễm Liên, và tác giả dường như là tâm tình của tất cả chúng ta, là "những vết chùng" giăng mắc trong mỗi tâm hồn. Hãy nghe "Những vết chùng" để thấy mình được chia sẻ cùng Thụy Mi và được Thụy Mi chia sẻ với chính mình.

Hoang Thao
(Source: Vim-Online)

 


ThuyMi: Những Vết Chùng

Tôi thích nhất bản Những vết chùng trong album này của Thụy Mi. Tiếng hát của chị trong bài hát này thật mênh mông và day dứt. Giọng hát trầm ấm của chị thể lột tả hết được điều ẩn giấu rất sâu trong bài hát. Nhiều câu hát trải dài tạo cảm giác mênh mang như đang bềnh bồng trôi giữa những con sóng nhưng cũng có những câu hát là những điểm nhấn mà người ca sĩ hát như rút ruột :

... '' Ôi, những vết chùng của nguời
Tim xanh chợt úa
Ôi, những hố rộng cuộc đời
sa chân nghiệt ngã
Những ngõ hẹp lòng người
bao dung cạn rồi
Còn ta ngỡ ngàng hỏi đời, vết chùng nào vơi ?''


Tôi cảm nhận được chất Thụy Mi trong bài hát này. Vẫn là một Thụy Mi với không gian và thời gian lẫn lộn giữa thực tại và quá khứ, Thụy Mi với nỗi khát khao quắt quay thoát khỏi những ám ảnh để về với bến bờ của bình yên.

Câu hỏi không có lời giải đáp như tình yêu mãi luôn là ẩn số nhưng nỗi đam mê luôn là nguồn sống lấp lánh trong các ca khúc của Thụy Mi.

Những ca khúc của Thụy Mi cũng giống như " Chiều đông" trong câu hát của chị vậy, không có cái vinh quang của sự ồn ào , không phải những màu sắc khiến ta choáng ngợp. Chúng mang màu sắc của hoài niệm, chúng là tiếng nói của ký ức được gột rửa qua thời gian. Nhưng đằng sau sự hoài niệm là tiếng reo thầm kín của một tâm hồn, của thời gian.

Và như thế sau những nỗi buồn tuyệt vọng ta lại thiết tha yêu cuộc sống này hơn bao giờ hết.

Và như thế Thụy Mi, Những Vết Chùng.....

Hoa Sua (source: Vim-Online)


-------------------------------

Prior to this introduction, I did not know that in this VIM site hid a member with such a beautiful voice to top off her creative songs. Your words in "Nhung Vet Chung" makes me wonder what beautiful lips--and what sweet tongue you must have in singing such sad yet tranquil sentiments. I hope my fanciful imagination hasn't alarmed you... but your songs have stolen me away into another realm at the moment. I love the song Niu Lay Doi Nhau as well...you should be inspired to write more songs of the like. I wish you success and that your audience will continue to have the opportunity of listening to your gentle voice.

AZPoets (source: Vim-Online)



 
. . : : Phỏng Vấn : : . .
 



Những Dòng Nhạc Hay của Thụy Mi

Tôi biết Thụy Mi rất tình cờ khi tôi lang thang trên mạng và bắt gặp website của cô và vào nghe nhạc. Những dòng nhạc hay của cô đưa tôi đến bài viết này. Tôi bảo Thụy Mi (TM) là tôi sẽ interview cô để tôi có thêm chi tiết về cô. Sau đây là bài phỏng vấn nhạc sĩ TM, mời quý vị theo dõi nhé:

VH: Xin cho biết lý do nào Thụy Mi (TM) vào lãnh vực âm nhạc?

TM: Thụy Mi tìm đến âm nhạc, vì cái duyên, hay đúng hơn đơn giản bởi vì niềm đam mê quá lớn. Sinh ra và lớn lên trong gia đình không có truyền thống âm nhạc, có rất đông anh chị nhưng chỉ một mình biết sử dụng nhạc cụ và căn bản về nhạc lý.

Bắt đầu học đàn guitar lúc 8 tuổi, những năm cuối thập niên 70, tự học qua sách Tự Học Tây Ban Cầm, và kiến thức từ tất cả những người thầy có thể tìm gặp được.

Ðầu thập niên 80, sinh hoạt trong ca đoàn thánh ca, chính thức thụ huấn nhạc lý, và học đàn keyboard với anh Ðinh Thanh Liêm (Australia). Ðiều đáng nhớ nhất trong thời gian này, vì hoàn cảnh và môi trường eo hẹp, TM đã phải vẽ phím đàn lên bìa giấy cứng, về nhà tập chạy ngón trên tờ giấy ấy, để khi đến lớp, mới thực sự được đàn trên phím đàn keyboard của Thầy.

Thời gian học trung học, thường hay luyện tập hoà tấu guitar với nhạc sĩ Thái Thịnh (Vietnam), và nhóm bạn hữu văn nghệ. Thỉnh thoảng, trình diễn trong những chương trình văn nghệ của trường và nơi cư ngụ tổ chức.

Ðầu thập niên 90, thời gian học Ðại học tại Hoa Kỳ, TM có ghi danh và học một số lớp về Blue Jazz, và World Music tại các trường Mesa Community College và San Diego State University.

VH: TM có thể cho thính giả biết là bản nhạc đầu tiên tên gì? Nó được làm bao giờ? Bài mới nhất tên là gì không?

TM: Bước vào lãnh vực sáng tác, Em Vẫn Ðó là bài nhạc đầu tiên, TM phổ một bài thơ của mình vào năm 2000, sau khi đã hoàn tất chương trình cao học (Master of Science) ngành Software Engineer. Gần đây nhất, là bài Dạo Phố Mùa Xuân được viết theo thể điệu valse. Thứ tự ra đời của tất cả những tự khúc được ghi trong website của TM tại http://www.thuymi.com.

VH: Tôi hơi ngạc nhiên khi một kỹ sư, đặc biệt phái nữ, vốn chú trọng về "technical matters", "khô khan", lại theo ngành âm nhạc lãnh vực sáng tác, "ướt át", "trừu tượng" và hơi "triết", hai lãnh vực hoàn toàn ít liên hệ với nhau. Vậy khuynh hướng đặt nhạc TM ra sao? TM tự viết lời hay thích phổ từ thơ ra?

TM: TM thường tự viết lời lấy cho những ca khúc của mình (có lẽ vậy sẽ đúng với danh từ "Tự Khúc" mà TM đã chọn). Theo TM, như thế sẽ không bị hạn chế trong ca từ, cũng như cho giai điệu của bài nhạc. Phương thức viết nhạc của TM, không theo một quy tắc nhất định, khi viết lời trước rồi chọn giai điệu chuyên chở cho ý từ, và ngược lại, viết giai điệu theo một chủ đề và viết lời theo giai điệu đã có.

Tuy nhiên, có những bài thơ khi đọc được, và "giao cảm" được hồn của bài thơ, TM sẽ xin phép tác giả để được phổ thành nhạc. Có bài thơ được giữ nguyên thủy, nhưng đa số, những bài thơ được sửa đổi đôi chút để tác phẩm được hoàn hảo hơn.

VH: Loại nhạc nào TM ưa thích? Ví dụ Nhạc tiền chiến, nhạc tình yêu, nhạc tôn giáỏ hay quê hương hay nhạc trẻ?

TM: TM thích nghe nhạc tiền chiến, giai điệu và ca từ mang âm hưởng thanh bình, êm đềm, trữ tình. Nhạc tình, TM thích giòng nhạc Từ Công Phụng, nhẹ nhàng, lãng mạn và tình tự, nhạc Trịnh Công Sơn với ca từ, và triết lý, tự sư. Có những giờ đến với nhạc thánh ca, để tâm hồn được tĩnh lặng hơn sau những lúc làm việc, suy nghĩ, mệt mỏi của sinh hoạt thường nhật. Thể điệu jazz blue, TM thích nghe Diana Krall, với giai điệu, lối hoà âm, giọng ca và phong cách trình diễn của cô.

VH: Như vậy tôi đoán TM thích nhạc tình buồn. Thể điệu nào TM thường dùng khi sáng tác? Nhạc chậm buồn?

TM: Có thể chia giòng nhạc TM ra hai sắc thái: buồn - thân phận, và nhạc tình. Phần lớn giai điệu từ tốn, mang tính tự sự. Tuy nhiên, theo nhận xét của bạn bè, và những người đã nghe qua giòng nhạc TM, đều đồng ý nhạc TM có nét riêng biệt, và đặc sắc ở những bài viết theo thể loại jazzy.

Những tự khúc phần nhiều được sáng tác qua sự rung cảm, nghe, thấy, hiểu được từ những tâm tư, tình cảm, thực tế xảy đến của người thân, bạn hữu. Và không ngoại lệ, có một chút gì đó, của riêng mình.

VH: Trong CD Những Vết Chùng có 10 tự khúc được tuyển chọn trong số khoảng 20 ca khúc sáng tác. TM có thể cho thính giả biết khi viết có mang nguồn cảm tác nào không?

TM: Như TM đã trả lời trong câu hỏi trên, có những ca khúc mang môt. giai thoại đặc biệt, viết cho sự chia sẻ với những điều được cảm nhận qua người thân và cuộc sống. Tiêu biểu là bài "Những Vết Chùng", TM muốn gửi gắm qua giai điệu và ca từ, những nỗi phiền muộn, u uẩn, ít nhiều một cá nhân ai cũng một lần, dù không muốn, vẫn vướng phải. "Níu Lấy Ðời Nhau" như một thông điệp cho thực tế rất quen thuộc, trong cuộc sống gia đình, nắm giữ hạnh phúc đồng nghĩa với thông cảm và hy sinh. Hoặc vì nỗi nhớ - "Dấu Yêu Tôi" về những niềm vui một thời đã qua, tìm lại kỷ niệm trong sự nhớ, bài này TM viết sau chuyến nghỉ hè bên miền Ðông Bắc Mỹ. “Chiều Ðông”, ca khúc cho niềm khát khao về quê hương, cảm xúc đến với TM vào dịp tết âm lịch năm 2002.

Tuy nhiên, có những ca khúc được viết theo một góc nhìn khác, qua sự suy diễn, tưởng tượng của mình. Hình ảnh "Em" được bộc lộ qua ngôn ngữ cuả phái nam, TM nghĩ có thể "thật" và "lạ" hơn. Ví dụ bài "Em Vẫn Ðó", "Chừng Như", "Em Về Chỉ Ðể Xa Tôi" (mà tác giả bài thơ cũng là phái nữ).

VH: Ngoài nhạc VN, TM có sáng tác nhạc lời ngoại quốc như lời Mỹ không?

TM: TM chỉ sáng tác nhạc với lời Việt. Nhạc ngoại quốc chỉ lắng nghe và học hỏi. Với TM, cảm hứng, hồn nhạc chỉ có thể biểu hiện sâu sắc được với ngôn từ mẹ đẻ của mình mà thôi.

VH: TM đã ra bao nhiêu CDs rồi? Các CDs mang tên gì? và khoảng thời gian đã được ra mắt public?

TM: TM mới thực hiện CD album đầu tay, chủ đề "Tự Khúc Thụy Mi - Những Vết Chùng", được trình làng vào ngày 7 tháng 11 năm 2004 tại vũ trường Majestic, Quận Cam (Orange Country, California). CD album gồm 10 ca khúc được tuyển chọn qua các giọng ca Tuấn Ngọc, Thanh Hà, Nguyên Khang, Diễm Liên, và Tác giả.

VH: Ước muốn trong tương lai về âm nhạc của TM là gì?

TM: Nhìn xa hơn trong lãnh vực âm nhạc, TM rất muốn học hỏi, hiểu sâu hơn, trao dồi thêm kiến thức về âm nhạc. Nếu điều kiện cho phép, TM sẽ lần lượt phổ biến, giới thiệu những tác phẩm của mình đến thính giả khắp nơi. Và trong lãnh vực sáng tác, đơn thuần chỉ vì nghệ thuật và đam mê.

VH: TM có lời gì nhắn nhủ với thính giả hay độc giả 4 phương không?

TM: TM mong đón nhận sự ủng hộ của tất cả giới yêu nhạc. Những lời góp ý, phê bình thân tình của quý vị. Sự quan tâm và hỗ trợ của quý vị là món quà trân quý nhất cho những người hoạt động văn hóa nghệ thuật nói riêng, và cho nền âm nhạc Việt Nam tại hải ngoại nói chung.

TM ước mong với khả năng, nếu có thể, sẽ làm một điều gì đó giúp đỡ những người bất hạnh, kém may mắn hơn mình, TM muốn nói đến những nạn nhân do thiên tai bão lụt, và những trẻ em mồ côi khuyết tật nơi quê nhà.

Cám ơn TM đã cho VH interview với bài viết này. Xin giới thiệu nhạc sĩ Thụy Mi với những dòng nhạc mới cùng tất cả quý vị yêu âm nhạc. Thụy Mi và các bằng hữu mong gặp quý vị buổi nhạc thính phòng tại Vũ trường Majestic, 4:00 pm, Chủ Nhật ngày 07/11/2004.

Việt Hải - Los Angeles

 
 
. . : : [ Với Nhạc sĩ Trường Kỳ - Chương Mục Nghệ Sĩ và Đời Sống] : : . .